Điểm đến: Hoàng thành Thăng Long

5/5 - (4 bình chọn)

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích lịch sử với kiến trúc đồ sộ, được xây dựng dưới nhiều triều đại. Công trình này cách Khách sạn The Lapis Hà Nội không xa nơi nhiều du khách lựa chọn là nơi nghỉ ngơi mỗi lần du lịch.

Điểm đến: Hoàng thành Thăng long. Di sản văn hóa độc đáo tại Hà Nội

Nếu bạn đã từng đến tham quan Hoàng Thành Huế và trầm trồ với sự hoành tráng và uy nghi của công trình này. Khi đến với thủ đô Hà Nội bạn đừng bỏ lỡ qua di chỉ khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long, mọt công trình kiến trúc rộng lớn và đồ sộ được xây dựng qua nhiều triều đại phong kiến của Việt Nam. Đây cũng là di tích có tầm quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích lịch sử Việt Nam. Nơi đây chỉ cách địa điểm bạn đang nghỉ ngơi – The Lapis Hotel 3,5km dễ dàng di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Đến đây, bạn sẽ được cảm giác nhỏ bé trước một công trình rộng lớn, được thưởng thức các món ăn đặc sản và tìm hiểu về một Hà Nội xưa cũ, đầy lôi cuốn và thú vị.

Câu chuyện về văn hóa- lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long có vị trí trắc địa nằm ngay giữa trung tâm thủ đô rộng lớn, nằm tại địa chỉ 19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội, khá gần với các điểm tham quan nổi tiếng khác như Lăng Bác, Văn Miếu Quốc Tử Giám, và Hồ Gươm. nơi gắn với ccas giai đoạn lịch sử và điểm đến tham quan đặc biệt. Di khảo cổ này là minh chứng cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỷ, bắt đầu từ thời tiền Thăng Long vào khoảng thế kỷ VII, đi qua thời Đinh và tiền Lê, phát triển mạnh ở thời Lý, Trần, hậu Lê cho đến triều Nguyễn và tồn tại cho đến bây giờ. Kể từ khi đất nước thống nhất, Hoàng Thành Thăng Long trở thành một trong những di tích lịch sử lâu đời và quan trọng nhất của đất nước.

Hoàng Thành Thăng Long chính là một biểu tượng lịch sử vĩ đại được xây dựng theo cấu trúc tam trùng thành quách với ba vòng bảo vệ rõ rệt. Cụ thể: đầu tiên là La Thành hay còn được gọi là Kinh Thành, đây là nơi trú ngụ của người dân. Tiếp theo, ở giữa là Hoàng Thành – là trung tâm hành chính và là khu vực của các quan lại triều đình. Cuối cùng đó chính là Tử Cấm Thành hay còn được gọi là Long Phượng Thành – nơi chỉ dành riêng cho vua chúa, hoàng hậu và các thành viên hoàng tộc.

Hoàng Thành Thăng Long là điểm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của dân tộc. Bao gồm cả những giá trị về kiến trúc, văn hóa, lịch sử…Nơi đây hàng năm vẫn tổ chức nhiều sự kiện quan trọng. Để du khách có thể tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cùng các công trình lịch sử với kiến trúc cổ kính của đất nước, Hoàng Thành Thăng Long có mở bán vé tham quan dành cho du khách.

Trải qua rất nhiều biến cố và thăng trầm của lịch sử, Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với nhiều giá trị văn hóa lịch sử đa dạng. Những di tích tiêu biểu, nổi bật được khai quật và lưu giữ, tồn tại cho đến bây giờ có thể được kế đến như Kỳ Đài, Điện Kính Thiên, Đoan Môn, khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu…

Hoàng Thành Thăng Long- Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận
Hoàng Thành Thăng Long- Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận

Hình ảnh của Hoàng Thành Thăng Long qua ống kính của các nhiếp ảnh gia

Mỗi một không gian bên trong Hàng Thành Thăng Long đều mang những nét đẹp riêng, từ những kiến trúc đến những chi tiết mang nét đẹp xưa tạo nên một bức tranh tổng thể đầy sinh động về lịch sử và văn hóa của Hà Nội.

Phần lớn khách du lịch sẽ tham quan Hoàng Thành Thăng Long ban ngày nhưng khung cảnh huyền ảo vào ban đêm lại ít ai có thể khám phá được hết vẻ đẹp nơi này. Chính vì vậy, từ thời điểm có thêm tour tham quan đêm lại nhận được sự quan tâm và thu hút đặc biệt với các bạn trẻ muốn được tìm hiểu, khám phá và thưởng thức vẻ đẹp độc đáo nơi này.

 

Vẻ đẹp độc đáo của Hoàng Thành Thăng Long về đêm
Vẻ đẹp độc đáo của Hoàng Thành Thăng Long về đêm

Du khách sẽ được tận tay thực hiện lễ dâng hương để bày tỏ lòng biết ơn đến các vị tiên đế trong chuyến tham quan của mình. Đó là những người có những đóng góp vô cùng to lớn trong quá trình gây dựng lên Hoàng Thành Thăng Long. Lễ dâng hương này sẽ được tổ chức ngay tại thềm điện Kính Thiên, đây là nơi đã từng thực hiện những nghi lễ quan trọng của triều đình từ xưa. Lễ dâng hương mang ý nghĩa đặc biệt, giúp du khách thể hiện và bày tỏ được sự biết ơn đối với các vị tiền nhân đi trước.

Lễ dâng hương trước thềm điện Kính Thiên bày tỏ sự biết ơn đến các vị tiền nhân đi trước
Lễ dâng hương trước thềm điện Kính Thiên bày tỏ sự biết ơn đến các vị tiền nhân đi trước

 

Giếng nước thời Trần thế kỉ XIII - XIV: Giếng nước có độ sâu 2,4m, được xây bằng gạch với kỹ thuật xếp gạch hình “xương cá”. Khi khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong lòng giếng nhiều đồ gốm và vật liệu kiến trúc thời Trần. Đây là chiếc giếng gạch có kỹ thuật xây dựng độc đáo, duy nhất kiểu này trong khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.
Giếng nước thời Trần thế kỉ XIII – XIV: Giếng nước có độ sâu 2,4m, được xây bằng gạch với kỹ thuật xếp gạch hình “xương cá”. Khi khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong lòng giếng nhiều đồ gốm và vật liệu kiến trúc thời Trần. Đây là chiếc giếng gạch có kỹ thuật xây dựng độc đáo, duy nhất kiểu này trong khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.
Nhiều hiện vật xuất hiện từ thời Đại La (thế kỷ 7-9), thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10),... đến thời Lê Trung Hưng (1593-1789) và thời Nguyễn (1802-1945)
Nhiều hiện vật xuất hiện từ thời Đại La (thế kỷ 7-9), thời Đinh – Tiền Lê (thế kỷ 10),… đến thời Lê Trung Hưng (1593-1789) và thời Nguyễn (1802-1945)

 

Hoàng Thành Thăng Long mang dấu ấn lịch sử với vẻ đẹp cổ kính và uy nghiêm
Hoàng Thành Thăng Long mang dấu ấn lịch sử với vẻ đẹp cổ kính và uy nghiêm

Điểm đến tham quan không thể bỏ qua khi đến Hoàng Thành Thăng Long

Khi đến quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long, bạn sẽ đi qua khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và một số di tích tiêu biểu khác mang tính lịch sử và nét văn hóa đặc sắc của đất nước. Hãy cùng khám phá những điểm nhất lịch sử, văn hoá và kiến trúc đặc sắc ở Hoàng Thành Thăng Long cụ thể hơn qua những điểm đến sau đây:

Kỳ Đài – Cột Cờ Hà Nội Hoàng Thành Thăng Long

Điểm dừng chân đầu tiên khi tham quan Hoàng Thành Thăng Long được chúng tôi kể tên đầu tiên không còn xa lạ với nhiều người, đó chính là Kỳ Đại – Cột cờ Hoàng Thành Thăng Long. Cột cờ là di tích lịch sử có hình dáng kiểu tháp, được xây dựng dưới triều Nguyễn từ năm 1805 đến 1812, cùng với thời Hoàng Thành Thăng Long.

Kỳ Đài được thiết kế và xây dựng gồm 3 tầng đế, thân cột và đài vọng cảnh có tổng chiều cao lên đến 33.4m. Phía bên trong cột cờ có cầu thang hình xoắn ốc để đi lên đỉnh. Khi lên đến đỉnh, du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh của Hoàng Thành Thăng Long từ độ cao này.

Đến bây giờ, trải qua hàng nghìn năm, công trình Kỳ Đài vẫn đứng kiên cố, vững chãi và đã trở thành một trong những biểu tượng nổi bật của thủ đô Hà Nội.

Cột cờ Hà Nội - Biểu tượng lịch sử của thủ đô Hà Nội
Cột cờ Hà Nội – Biểu tượng lịch sử của thủ đô Hà Nội

 Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long

Điểm đến tiếp theo du khách có thể tham quan sau khi rời Cột cờ Hà Nội đó chính là Đoan Môn. Bạn chỉ cần di chuyển thêm một khoảng cách không xa, lối cổng chính dẫn vào Hoàng Thành. Đoan Môn là công trình xuất có từ thời Lý, kiến trúc độc đáo đang được chúng ta chiêm ngưỡng ngày nay là do nhà Lê xây dựng từ thế kỷ XV và đã được tu bổ vào thế kỷ XIX dưới thời nhà Nguyễn.

Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long được thiết kế và xây dựng theo kiểu kiến trúc vòm cân xứng tuyệt đối qua trục thần đạo, gồm 5 cổng thành đó là: Cổng giữa to nhất sẽ được dành cho vua, 4 cổng còn lại sẽ dành cho các quan lại, hoàng thân, quốc thích. Địa điểm này thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách và được check in rất nhiều với sự hoành tráng và uy nghi của công trình.

Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long là địa điểm được du khách check in nhiều nhất
Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long là địa điểm được du khách check in nhiều nhất

 Điện Kính Thiên Hoàng Thành Thăng Long

Sau khi tham quan và rời Đoan Môn, điểm tiếp theo bạn đến tham quan đó chính là Điện Kính Thiên. Đây là địa điểm được xem là hạt nhân chính trong tổng thể di tích Hoàng Thành Thăng Long.

Điện Kính Thiên là công trình lịch sử được xây dựng vào năm 1428, là nơi vua Lê Thái Tổ đăng cơ. Đây chính là nơi để cử hành các nghi lễ quan trọng của triều đình, các buổi thiết triều và còn là nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài.

Cho đến bây giờ công trình vẫn lưu giữ lại được phần nền và hai bậc thềm rồng đá mang nét cổ xưa. Đến nay, công trình vẫn nhận được sự thu hút của nhiều du khách bởi nét nguy nga, tráng lệ từ những dấu tích cùng đôi rồng chầu tại Điện Kính Thiên từ năm xưa.

Hậu Lâu – Tĩnh Bắc Lâu Hoàng Thành Thăng Long

Hậu Lâu hay còn được gọi với cái tên khác nữa đó chính là Tình Bắc Lâu. Tòa lầu này được xây dựng ngay phía sau Điện Kính Thiên, nơi khi xưa được các hoàng hậu, công chúa và các mỹ nữ, cung tần sinh hoạt.

Hậu Lâu – Tĩnh Bắc Lâu xuất hiện sau đời hậu Lê, được xây dựng theo khối hình hộp có 3 tầng được kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền Việt Nam với Pháp. Điểm nổi bật của Hậu Lâu đó chính là các bức tường được xây với độ dày cao, điều này khiến các phòng vào mùa hè được mát mẻ và vào mùa đông sẽ ấm áp hơn.

Đến cuối thế kỷ 19, Hậu Lâu đã bị xuống cấp và hư hỏng, sau đó công trình đã được tu sửa và cải tạo bởi người Pháp cho đến nay.

Hậu Lâu – Tĩnh Bắc, cung điện duy nhất của nhà Nguyễn còn sót lại tại Hà Nội

Chính Bắc Môn – Cửa Bắc 

Cửa chính Bắc Môn hay còn gọi là Cửa Bắc được hoàn thành xong vào năm 1805. Đây là một trong năm của của thành cổ Hà Nội vào thời Nguyễn, đến nay đây cũng chính là cửa thành duy nhất còn lại sau nhiều năm lịch sử của đất nước.

Chính Bắc Môn được xây dựng theo lối vọng lâu: Phía bên trên là lầu hiện đang thờ hai vị tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, chính là người đã chiến đấu để bảo vệ thành cùng người dân Hà Nội lúc bấy giờ. Còn phía dưới là thành.

Khu Khảo Cổ 18 Hoàng Diệu

Khu Khảo Cổ 18 Hoàng Diệu là nơi du khách không thể bỏ lỡ khi tham quan tại Hà Nội. Đây là nơi cho bạn có cái nhìn tổng thể về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc của các triều đại phong kiến thông qua các di tích và di vật từ nhiều năm lịch sử đã được khai quật và tìm thấy vào năm 2002.

Đây là khu có nhiều dấu tích lịch sử nằm xếp chồng, xen lẫn lên nhau trong suốt 13 thế kỷ, chúng được sắp xếp theo thứ tự sau đây:

 

  • Tầng dưới cùng là một phần bên phía Đông của thành Đại La thời Cao Biền, nhà Đường.
  • Tầng trên tiếp theo là vết tích cung điện thời Lý – Trần.
  • Tầng tiếp đến là một phần trung tâm Đông cung nhà Lê.
  • Và tầng trên cùng là trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội ở thế kỷ XIX, tức là thời nhà Nguyễn.

Một số cổ vật được trưng bày lộ thiên có mái che để để du khách tham quan. Còn những cổ vật tinh xảo và quan trọng được trưng bày ở tầng hầm khu nhà Quốc hội.

Khu Khảo Cổ 18 Hoàng Diệu là nơi bạn không thể bỏ qua khi tham quan tại Hà Nội
Khu Khảo Cổ 18 Hoàng Diệu là nơi bạn không thể bỏ qua khi tham quan tại Hà Nội

Cổng Hành Cung Hoàng Thành Thăng Long

Cổng Hành Cung Hoàng Thành Thăng Long chính là nơi canh gác của quân lính để bảo vệ an toàn cho vua và hoàng tộc. Mỗi một cổng cung hành sẽ được thiết kế vững chắc, tỉ mỉ và tinh tế tạo nên sự uy nghi và tráng lệ của cung điện.

Hiện nay, trong khu di tích Thành cổ Hà Nội vẫn còn có tám cổng hành cung như này. Những cổng hành cung này sẽ giúp công việc xác định tọa độ các cung điện và lớp tường được nhanh chóng và chính xác hơn.

Du khách ăn gì khi tham quan Hoàng thành Thăng Long?

Xung quanh Hoàng thành có rất nhiều quán ăn nổi tiếng mang đặc trưng ẩm thực của Hà Nội vừa ngon vừa rẻ, giúp khách hàng thưởng thức hương vị khó quên khi đến đây. Sau đây là một số địa chỉ quán ăn được nhiều người yêu thích như:

  • Bún chả Cao Bá Quát (38A Cao Bá Quát): Quán nổi tiếng với món bún mang vẻ đậm đà đặc trưng khó quên cần thưởng thức khi đến Hà Nội, Bún chả được chế biến từ thịt lợn ướp với các gia vị đi kèm nướng thơm ngon, ăn kèm với bún, rau sống và nước chấm chua ngọt khiến món ăn thêm hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Thắng Béo – Nộm Nem Tai (10G Tôn Thất Thiệp): Quán chuyên các món nộm, nem tai, chả cá thu,… Nộm tai heo ở đây được nhiều du khách thưởng thức và đánh giá là ngon nhất Hà Nội, với tai heo giòn sần sật, được trộn với nước mắm pha chua ngọt vừa miệng tạo cảm giác cuốn hút và để lại hương vị đặc biệt sau mỗi lần ăn.
  • Mì Vằn Thắn, Hủ Tíu & Bánh Cuốn (96 Cửa Bắc): Quán có không gian rộng rãi, thoáng mát, phục vụ nhiều món ăn ngon, đậm đà hương vị miền Bắc như mì vằn thắn, hủ tíu, bánh cuốn,…
  • Lan Anh – Các món lươn (9 Lê Duẩn): Quán chuyên các món lươn như lươn xào sả ớt, lươn om chuối đậu,… Lươn ở đây được chế biến sạch sẽ, thơm và rất ngon, được xào cùng hành thơm không còn vị tanh của lươn.
  • Thai Food – Bún hải sản và lẩu Thái (46 Phan Đình Phùng): Quán chuyên các món ăn Thái Lan như bún hải sản, lẩu Thái, pad Thái,… Các món ăn ở đây được chế biến theo đúng hương vị Thái Lan, mang đến cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực mới lạ. Nhất là những người ăn được cay thì không thể bỏ qua món ăn này khi tham quan Hoàng Thành Thăng Long.

Ngoài ra, xung quanh Hoàng thành Thăng Long còn có rất nhiều quán ăn nổi tiếng khác như Bún chả Huyền Linh (136 Ngọc Hà)…Để thưởng thức được những món ăn đặc sắc, du khách có thể tham khảo thêm và lựa chọn cho mình những địa chỉ khác phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.

Bảng chi tiết về thông tin và giá vé tham quan: 

Để du khách chủ động hơn trong chuyến tham quan và khám phá Hoàng Thành Thăng Long một cách tiện lợi và suôn sẻ. Chúng tôi xin phép tổng hợp bảng giá vé và phương thức di chuyển để giúp khách hàng lựa chọn theo nhu cầu của mình:

Nội dung Chi tiết
Khoảng cách từ The Lapis đến Hoàng Thành Thăng Long Khách sạn The Lapis nằm cách Hoàng Thành Thăng Long khoảng 3,2km. Du khách có thể di chuyển và tham quan được những cảnh đẹp và phố phường Hà Nội khi đến Điểm đến: Hoàng thành Thăng long.
Phương tiện di chuyển Xe bus: Có nhiều tuyến xe buýt đi qua khu vực này, một số tuyến bạn có thể lựa chọn là số 22A, 23, 41, 50, E09. Khách hàng dễ dàng di chuyển và lựa chọn tuyến phù hợp khi đến Hoàng Thành Thăng Long
Xe ôm hoặc taxi: Bạn có thể tự lái xe hoặc sử dụng các dịch vụ xe ôm, taxi, xe công nghệ để đến địa điểm này. Bãi đỗ xe ở gần cổng vào, thuận tiện cho việc di chuyển. Để quá trình đi tham quan được vui vẻ và tiết kiệm, bạn cần đặt dịch vụ uy tín để không bị chặt chém khi di chuyển.
Đi bộ hoặc xe đạp: Khoảng cách từ The Lapis nơi bạn nghỉ ngơi không quá xa, bạn có thể lựa chọn đi bộ hoặc sử dụng xe đạp là lựa chọn tốt để tận hưởng không gian thoáng đãng và xanh mát của thủ đô. Qua đó bạn sẽ vừa được tham quan các con đường, nhà phố và cả các công trình, tòa nhà của Hà Nội.
Giá vé tham quan
  • Người lớn: 30.000 đồng/người.
  • Học sinh từ 15 tuổi trở lên (có thẻ sinh viên) và người cao tuổi Việt Nam từ 60 tuổi trở lên (có CMND hoặc giấy tờ chứng minh tuổi): 15.000 đồng/người.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng: Miễn phí vào cửa.
Giờ mở cửa
  • Phục vụ du khách từ 8h đến 11h30, nghỉ giải lao 2 tiếng rưỡi, sau đó tiếp tục phục vụ du khách đến 17h.
  • Hoàng thành Thăng Long mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ Hai.

Thông tin chi tiết & hướng dẫn cụ thể cho cung đường tham quan từ khách sạn Lapis:

Khoảng cách từ The Lapis Hotel đến Điểm đến: Hoàng thành Thăng long không quá xa. Du khách có thể lựa chọn nhiều phương thức di chuyển khác nhau. Là thủ đô nên tất cả các dịch vụ luôn sẵn sàng phục vụ và đáp ứng được mọi nhu cầu tham quan của du khách. Hoàng Thành Thăng Long là điểm đến lý tưởng và không thể bỏ qua khi đến với Hà Nội. Chúc bạn có một kỳ du lịch vui vẻ, trọn vẹn và ấn tượng về thủ đô Hà Nội thân thương.