Du khách có thể lựa chọn Khách sạn The Lapis Hotel để là nơi trú ngụ khi đến Hà Nội và muốn tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. Bạn thoải mái được khám phá nơi đây và di chuyển bằng nhiều hình thức khác nhau.
Content
- 1 Điểm đến: Văn Miếu Quốc Tử Giám chỉ cách The Lapis Hotel vài phút đi bộ
- 1.1 Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- 1.2 Lịch sử Văn Miếu
- 1.3 Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội có gì đặc biệt
- 1.4 Bảng chi tiết về thông tin và giá vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
- 1.5 Cùng tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám qua các điểm
- 1.6 Thông tin chi tiết & hướng dẫn cụ thể cho cung đường tham quan từ khách sạn Lapis:
Điểm đến: Văn Miếu Quốc Tử Giám chỉ cách The Lapis Hotel vài phút đi bộ
Không chỉ là một địa danh văn hóa nổi tiếng, Điểm đến: Văn Miếu Quốc Tử Giám còn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước tham quan. Chỉ cách The Lapis Hotel một khoảng cách ngắn, du khách có thể khám phá điểm đến này bằng nhiều cách di chuyển khác nhau.Tại đây sở hữu những kiến trúc độc đáo, không gian thanh bình và vị trí ngay trung tâm thủ đô Hà Nội dễ dàng di chuyển đến các nhà nghỉ, khách sạn và khu phố cổ.
Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di sản văn hóa có lịch sử lâu đời và quý giá của dân tộc Việt Nam. Nơi đây sở hữu những công trình kiến trúc độc đáo, mang đến sự thanh tịnh và bình yên thu hút được lượng khách du lịch rất lớn từ trong và ngoài nước mỗi lần đến Hà Nội.
Với vị trí trung tâm, gần kinh thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám có nhiều kiến trúc nổi bật và đặc sắc như hồ Văn, vườn Giám và Văn Miếu – Nơi thờ Khổng Tử, có Quốc Tử Giám ( trường Đại học đầu tiên của Việt Nam). Cũng là nơi đang thờ 3 vị vua anh minh của dân tộc: Lý Thánh Tông, Lê Thánh Tông và Lý Nhân Tông.
Văn Miếu Quốc Tử Giám được bao quanh bởi tường gạch vồ, phía trong có 5 không gian, mỗi không gian sẽ có những kiến trúc độc đáo, riêng biệt với những ý nghĩa mang tính lịch sử và nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.
Văn Miếu Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là “ Di sản tư liệu thế giới” với 82 tấm bia tiến sĩ và được xếp hạng là Di tích quốc gia.
Khi nhắc đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, chắc chắn ai cũng biết răng đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Là nơi đào tạo ra rất nhiều nhân tài phục vụ cho tổ quốc. Đến ngày nay, cũng tại đây là nơi để vinh danh, khen tặng cho những học sinh có thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc. Và cũng là nơi diễn ra các chương trình, hoạt động truyền thống, dân gian nhằm bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa cổ truyền, dân tộc của đất nước.
Lịch sử Văn Miếu
Nếu bạn có cơ hội đến Hà Nội hoặc có kế hoạch về chuyến tham quan thủ đô của mình, du khách có thể bắt đầu chuyển hành trình của mình với khởi đầu là điểm đến: Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đến đây bạn sẽ được tìm hiểu về lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới triều đại của Hoàng đế Lý Thánh Tông, trên khu đất hình chữ nhật có chiều dài 300m, chiều rộng 70m được bao quanh bởi tường gạch vồ. Còn Quốc Tử Giám được vua Lý Nhân Tông thành lập vào năm 1076 là nơi chỉ dành riêng cho con của hoàng đế và các gia đình quan có quyền quý.
Đến năm 1253, Quốc Tử Giám được đổi sang tên Quốc học viện, được mở rộng và nhận cả học sinh là những con của thường dân có kết quả và thành tích học tập xuất sắc. Đến thời vua Trần Minh Tông ( 1300 – 1357), Chu Văn An là người nắm giữ chức quan Quốc tử giám tư nghiệp tương đương với chức vụ hiệu trưởng hiện nay. Ông chịu trách nhiệm về quá trình quản lý tất cả các hoạt động của Quốc Tử Giám cùng nhiệm vụ dạy học cho các hoàng tử.
Khi đó, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi đào tạo các quan chức nhân tài và tuyển chọn những tài năng xuất sắc nhất để phục vụ cho triều đình.
Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội có gì đặc biệt
Nằm trong khuôn viên rộng lớn hình chữ nhật có diện tích 54,331m2, Tổng thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám mang đậm kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn với những kiến trúc độc đáo, mang nét đặc sắc khác nhau. Khuôn viên của văn Miếu được bao quanh bởi tường gạch vồ kiên cố.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử cùng những thăng trầm của đất nước, hiện nay di tích này gồm có Hồ Văn, Văn Miếu Môn, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang và các bia của các tiến sĩ, Đại Thành Môn và nhà Thái Học.
Quần thể của Văn Miếu Quốc Tử Giám được thiết kế rất vuông vắn theo bố cục hợp lý, từng lớp trục Bắc Nam. Phía trước Văn Miếu có một hồ nước có tên gọi là hồ Văn, đi từ phía cổng vào, du khách sẽ nhìn thấy tứ trụ, ở hai bên tả hữu có bia “ Hạ mã” và được bao quanh bởi tường từ gạch vồ.
Văn Miếu được chia là 5 khu vực tách biệt và được ngăn cách bởi các bức tường. Bạn cần phải đi qua một hệ thống cửa gồm cửa chính và hai cửa phụ mới có thể đi vào tham quan được từng khu phía bên trong.
Bảng chi tiết về thông tin và giá vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
Bảng chi tiết về thông tin di chuyển và giá vé tham quan Văn Mieus Quốc Tử Giám Hà Nội, giúp du khách có thể sắp xếp lên kế hoạch và tận hưởng chuyến du lịch của mình cùng người thân, bạn bè một cách hoàn hảo nhất.
Nội dung | Chi tiết |
Khoảng cách của Lapis đến Văn Miếu Quốc Tử Giám | The Lapis Hotel nằm cách Văn Miếu Quốc Tử Giám 2.3 km. Khoảng cách gần giúp du khách dễ dàng di chuyển đến trong thời gian nhanh chóng mà không bị mất quá nhiều thời gian. |
Phương tiện di chuyển | Đi bộ: Với điểm đến: Văn Miếu Quốc Tử Giám du khách có thể đi bộ, đây là lựa chọn cho những du khách muốn chậm rãi tận hưởng không khí phố phường và nhìn ngắm cảnh vật xung quanh. |
Xe đạp/xe máy: Du khách có thể thuê xe tại khách sạn hoặc các điểm cho thuê gần đó, giá thuê xe đạp từ 50.000 đến 80.000 VNĐ/ngày, xe máy từ 100.000 đến 150.000 VNĐ/ngày. | |
Xích lô: Phương tiện truyền thống được sử dụng nhiều trên các tuyến phố cổ Hà Nội, giúp khách hàng có những trải nghiệm độc đáo khi dạo quanh Phố Cổ. Giá dao động từ 150.000 đến 200.000 VNĐ cho một vòng tham quan khoảng 1 tiếng. | |
Xe bus: Du khách có thể di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng xe Bus. Phương tiện này có thể có khách hàng đến điểm dừng chân gần nhất để đi bộ vào. Giá xe bus khá rẻ và có nhiều tuyến cho bạn lựa chọn thời gian di chuyển phù hợp. | |
Xe ôm, taxi: Để di chuyển nhanh chóng và tiện lợi nhất, khách hàng nên chọn dịch vụ xe ôm hoặc taxi. Với đa dạng các app công nghệ của những hãng xe ôm, taxi khác nhau, khách hàng dễ dàng lựa chọn được cho mình một chuyến đi nhanh chóng, phù hợp và nhanh nhất để đến Điểm đến: Văn Miếu Quốc Tử Giám. Du khách nên tham khảo và lựa chọn các dịch vụ uy tín để đảm bảo giá cả hợp lý hơn. | |
Xe bus 2 tầng: Xe bus 2 tầng là phương tiện di chuyển phù hợp cho du khách khi muốn tham quan các điểm du lịch tại các phố phường Hà Nội. Loại phương tiện này mới được khai thác và vận hàng trong những năm gần đây. Du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám cùng xe bus 2 tầng. | |
Thời gian di chuyển | Đi bộ: Thời gian di chuyển khoảng 10-15 phút tùy thuộc vào tốc độ đi của từng người. |
Taxi/Grab: Di chuyển chỉ mất từ 5-7 phút, giúp khách hàng nhanh chóng đến điểm đến: Văn Miếu Quốc Tử Giám thuận tiện khi không muốn mất thời gian. | |
Xe đạp/xe máy: Mất thời gian khoảng từ 5-10 phút, thuận tiện cho những người yêu thích sự tự do trong việc ngắm nhìn và khám phá các tuyến đường và cảnh đẹp Hà Nội. | |
Xích lô: Thời gian tham quan thường kéo dài từ 15-20 phút, mang lại trải nghiệm thú vị khi vừa di chuyển vừa ngắm cảnh. | |
Giờ mở cửa |
|
Giá vé tham quan |
Lưu ý: Mức giá này sẽ được áp dụng với các học sinh, sinh viên khi có thẻ học sinh, sinh viên. Với những người khuyết tật, người cao tuổi cần có CCCD/CMND, là công dân có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. |
Cùng tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám qua các điểm
Quần thể Văn Miếu Quốc Tử Giám được bố trí vuông vắn và hợp lý, các khu vực tham quan sẽ được ngăn cách nhau bằng bức tường gạch. Đến đây bạn không thể bỏ qua các di tích văn hóa nằm trong khuôn viên của Điểm đến: Văn Miếu Quốc Tử Giám sau đây:
Cổng tam quan Văn Miếu Môn
Cổng tam quan Văn Miếu Môn là cổng bên ngoài khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Môn được xây dựng với 3 cổng chính, ở giữa là tầng cao nhất có khắc khắc 3 chữ đại tự là Văn Miếu Môn theo chữ Hán ngày xưa, 2 bên sẽ có cửa bé hơn được thiết kế với kiến trúc độc đáo cùng những họa tiết được khắc tỉ mỉ và cẩn thận tạo nên sự tinh tế cho công trình. Ở Phía ngay trước Văn Miếu Môn có tứ trụ nghi môn cùng với hai tấm bia Hạ mã nằm hai bên.
Hồ Giám
Hồ Giám hay còn được gọi là hồ Văn hay hồ Đường Minh, nằm ngay phía trước của cổng Văn Miếu. Đây là một công trình có quy mô rộng lớn, có gò Kim Châu nằm ngay giữa lòng Hồ Giám. Trên gò Kim Châu có xây dựng cả Phán Thủy Đường. Phán Thủy Đường chính là nơi ngày xưa các nho nhĩ bình thơ văn.
Đại Trung Môn
Sau khi di chuyển qua Văn Miếu Môn, du khách sẽ được chào đón bởi một không gian vô cùng thoáng đãng và rất đẹp và đầy uy nghiêm tại Đại Trung Môn. Cửa của Đại Trung Môn có kiến trúc cổ xưa mang nét đặc trưng của một ngôi đình truyền thống Việt Nam. Cổng được thiết kế với 3 gian được lợp ngói mũi hài. Phía đỉnh của cổng có hình cá chép, đây là hình tượng trưng cho học trò. Ý nghĩa của kiểu thiết kế nhằm nói lên rằng học sinh cần phải chăm chỉ học tập để vượt qua các kỳ thi để đạt được thành tích xuất sắc, cũng giống như cá chép phải vượt qua những con sóng lớn mới có cơ hội trở thành một con rồng mạnh mẽ và vĩ đại.
Khuê Văn Các
Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805. Công trình là một lầu vuông 8 mái, gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ, được xây dựng trên nền đất vuông vắn có lát gạch Bát Tràng và được xây cao hơn so với mặt đất khoảng 1m. Tầng dưới gồ 4 trụ cột hình vuông được điêu khắc các họa tiết tỉ mỉ, cầu kỳ và rất cẩn thận. Ở bốn mặt gác trổ 4 cửa sổ tròn xung quanh có những thanh gỗ tỏa ra các hướng khác nhau, đó là tượng trưng cho sự tỏa sáng của các tia sáng Sao Khuê.
Đặc biệt, phía trên gác có treo tấm biển sơn son thếp vàng đề 3 chữ Hán: “ Khuê Văn Các”, có nghĩa là “ gác Khuê Văn”. Xung quanh 4 mặt gác đều có câu đối mang nội dung tôn vinh vẻ đẹp của gác Khuê Văn và đạo học dài lâu. Theo cách giả thích từ xưa “ Khuê” chính là tên của một ngôi sao sáng trong chòm 28 sao.
Giếng Thiên Quang
Giếng Thiên Quang có kiểu dáng hình vuông và được thiết kế bao quanh bởi hành lang. Theo cách lý giải cũng như quan niệm của từ ngày xưa, Giếng Thiên Quang có hình vuông mang ý nghĩa tượng trưng cho đất và ô tròn trên Khuê Văn Các tượng trưng cho trời. Sự kết hợp giữa hai công trình này là đại diện cho mọi tinh hoa đất trời, được tụ họp tại Trung tâm văn hóa – giáo dục lớn nhất tại kinh đô Thăng Long.
82 bia tiến sĩ
82 bia tiến sĩ được xây dựng và tạo bởi những bia đá lớn nằm ở 2 bên giếng Thiên Quang. 82 bia đá này đều được đặt trên lưng của 82 con rùa bằng đá xanh được điêu khắc rất tỉ mỉ và tinh xảo từ các phong cách khác nhau mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Đây cũng là những bia đá để vinh danh 82 thủ khoa có thành tích tốt nhất trong các kỳ khoa cử của triều đại phong kiến Việt Nam ngày xưa.
82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu. Điều đó cho thấy Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là di sản quý giá, hồn thiêng của dân tộc ta, mà đã trở thành tài sản, di sản văn hóa của nhân loại.
Đền Khải Thánh
Đền khải Thánh là nơi thờ phụng phụ mẫu của Khổng Tử, xưa vốn là Quốc Tử Giám, nơi rèn luyện và tạo ra những nhân tài cho nhiều triều đại khác nhau của triều đại Đất Việt. Đến năm 1946, nơi này đã bị đại bác của Pháp phá hủy, sau đó đền Khải Thánh đã được xây dựng lại và được bảo tồn cho đến bây giờ, điểm thu hút khách tham quan và tìm hiểu ý nghĩa.
Đại Bái Đường
Để đi đến khu vực điện thờ Đại Bái Đường, du khách cần đi qua Đại Thánh Môn và qua một khoảng sân rộng phía trước được lát bằng gạch Bát Tràng. Tại đây có sự trang nghiêm, có 9 gian, 2 bức tường hồi 2 bên. Trong 9 gian này sẽ có gian chính đặt ở giữa được sử dụng để đặt án, hương thờ, các gian còn lại đều được bỏ trống. Điện thờ Đại Bái Đường được sử dụng để tổ chức hành lễ trong các kỳ tế tự xuân thu thời xưa.
Đại Thành Môn
Đại thánh môn kiến trúc có nét tương đồng với Đại Trung Môn, được xây dựng theo phong cách thời Hậu Lê gồm 3 giam. Mỗi một gian được sơn đỏ ở cửa, có họa tiết rồng mây và hai hàng cột hiên trước và sau, một hàng ở cột giữa. Phía gần nóc, ở chính giữa được treo một bức hoành có khác 3 chữ Hán đó chính là “ Đại Thành Môn” mang ý nghĩa đặc biệt đó là sự thành đạt to lớn.
Thông tin chi tiết & hướng dẫn cụ thể cho cung đường tham quan từ khách sạn Lapis:
Điểm đến: Văn Miếu Quốc Tử Giám chỉ cách Khách sạn The Lapis một quãng đường ngắn giúp khách có thể di chuyển một cách dễ dàng với các hình thức khác nhau. Đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám, du khách sẽ được khám phá những điểm tham quan nội khu với những di tích lịch sử hàng nghìn năm tuổi. Đến đây, bạn sẽ được hướng dẫn viên kể về lịch sử và có thêm chó mình những kiến thức bổ ích cũng như nét văn hóa độc đáo nơi đây.
- Số điện thoại đặt phòng và hỗ trợ khách hàng: 024 3633 3333
- Email liên hệ: info@thelapishotel.com
- Trang web chính thức: https://thelapishotel.com/vi/trang-chu/
- Mạng xã hội: https://www.facebook.com/thelapishotel